Quản lý màu sắc trong thiết kế đồ hoạ

Đăng ngày 31-05-2018

Bài viết dành cho những bạn quan tâm và có ý định theo học ngành Thiết kế đồ hoạ. Việc làm quen và nắm được những kiến thức cơ bản cho màu sắc các sản phẩm là một phần làm nên thành công của sản phẩm đó. Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Thiện – CEO Colorbook về việc quản lý màu sắc trong thiết kế đồ hoạ nhé.

“Những băn khoăn của anh em photo như in sao cho đúng màu, lệch màu, in loại nào, giấy gì tốt…Thiện cũng đã trải qua khi loay hoay đi tìm nhà in & đa phần các nhà in không cho Thiện được câu trả lời khi sản phẩm ra không như ý.

Nói chung rất hiểu các khó khăn của photo nên Thiện sẽ cố gắng viết dễ hiểu vì theo mình thì các photo chỉ cần hiểu chung chung để quản lý tốt chứ còn in sao cho Đúng màu – chất lượng thì HÃY ĐỂ NHÀ IN LO

Để Quản lý màu sắc có 3 ý chính:

  1. Color space ( RGB # CMYK)
  2. Monitor, Camera….
  3. Công nghệ máy in

 

1*RGB # CMYK

sự khác nhau của hệ màu rgb cmyk

Hệ màu trên Camera, Monitor là RGB khi in phải chuyển qua CMYK nhờ ICC profile. ICC PROFILE là một bảng MÀU SẮC THỰC KHI IN RA (Profile Connection Space) cho ta biết mỗi trị số màu của thiết bị ứng với trị màu thực khi in ra Output.

Một hình có profile, khi xuất ra qua thiết bị Output, thiết bị Output sẽ biết chính xác các giá trị RGB chứa trong hình đó cần phải được thể hiện thế nào. Nếu hình không có profile (unprofiled) khi xuất ra Output, Output sẽ “đoán mò” các giá trị RGB trong hình đó và xuất ra theo cái sự “đoán mò” của nó. Vì thế màu sẽ rất khác nếu máy KHÔNG biết chính xác ICC profile.

VD: giả sử Khách hàng (RGB) muốn tìm anh Khôi Lê – foto ngựa nhất SG (CMYK) đi hen =)).ICC profile là thông tin dẫn đến nhà Khôi mà chỉ biết là ở HCM, Khôi không cho địa chỉ, phường nào, Quận, … =)) thì khách sẽ tìm đại anh nào tên Khôi Lê trong HCM… vì thế sẽ dẫn đến sự sai lệch.

Nghĩa là có ICC profile dẫn đường thì RGB qua CMYK sẽ đúng màu 100%.???? cái ICC chỉ là 1 phần, Giữa không gian RGB và CMYK có những màu giới hạn mà CMYK tái tạo, giả lập theo RGB không được

sự khác nhau của hệ màu rgb cmyk
Nhìn bánh xe màu sẽ thấy CMYK LÀ CÁC MÀU IN RA ĐƯỢC KO SAI MÀU là con trong RGB, còn RGB là con trong màu sắc ta nhìn thấy. Vì thế các màu Magenta (đỏ cánh sen), màu xanh tím, xanh lá cây khi in ra hay bị sai, bệt màu đây là nguyên nhân.
sự khác nhau của hệ màu rgb cmyk
Màu áo của chú rẻ biến đổi khi chuyển hệ RGB – CMYK
sự khác nhau của hệ màu rgb cmyk
màu chiếc xe bị đổi

sự khác nhau của hệ màu rgb cmyk
Áo chú rể đổi màu

2* Monitor, Camera….

Trên máy ảnh set RGB hoac SRGB (cái này hỗ trợ khi up FB, Web tốt hơn nhưng cá nhân mình thấy giờ 2 cái đó same same nhau) nếu như vậy thì trên Máy tính cũng tương tự luôn, rồi để RGB / SRGB gởi qua nhà in luôn. KHÔNG NÊN chuyển CMYK khi chưa nắm rõ ICC Profile. Trên VNphoto có bài hướng dẫn rất chi tiết của anh Teddy love http://www.vnphoto.net/forums/showt… bạn nào muốn control cái này thì xem link. Cái này hơi đau não xíu

Để kỹ thuật bên nhà in sẽ làm vì họ được training kỹ cái này, nếu phát hiện các lỗi trên sẽ xử lý được. Chứ bạn đã convert qua CMYK theo ICC Profile máy bạn xong qua nhà in convert tiếp lần nữa là sai trầm trọng luôn. Thôi cứ để nhà in lo, mình lo chụp đẹp là được rồi.

Về monitor có rất nhiều hãng nhiều model . Công nghệ màn hình phát triển quá nhanh
Trong group thấy nhiều bạn tư vấn “Màn hình thì nên dùng loại có panel IPS, AH IPS. Apple thì càng tốt, CRT, Dell ultrasharp, macbook…”
CRT thì ok nhưng giờ mua chắc không còn, mà còn thì quá cũ đèn hình đã xuống. Cá nhân bên Cty mình tất cả điều xài Dell P2417H , Các bạn không nên xài Ultra … vì các công nghệ đó quá đẹp nhưng chắc chắn in ra không được như vậy. Còn Mac thì càng sai bạo luôn =)) vì ảnh làm trên đó tươi quá sáng quá, nhìn rất nét nữa ;(

Độ sáng màn hình thì tầm 60%-70% là ổn nhất nên để máy làm hình 1 nơi cố định vì ánh sáng moi trường cũng làm mắt ta bị đánh lừa nhất là tường có màu sơn càng nguy hiểm. Để chắc bạn nên test màu hoặc lấy tờ Test mẫu của nhà in rồi đem file đó với bản in về mở xem thấy chênh quá thì cần chỉnh lại màn hình. Callibrate thì càng tốt nhé!
…………………..

3* Công nghệ máy in:

Hiện tại công nghệ in của Việt nam ta khá phát triển. Đều dùng công nghệ tiên tiến trên thế giới GIỐNG các hãng photobook Châu Au – hay US nên hầu như công nghệ Laminate đang bị thay thế dần.

“Nếu bạn in Album laminate thì nên dùng PTS hay LR convert màu sang sRGB trước và gửi cho Lab.Nếu in ấn photobook thì bạn nên convert sang CMYK”
Cái này sai hoàn toàn, như giải thích phần 1, in ấn là hấp thụ ánh sáng nên điều phải là CMYK nhưng máy LAB rửa hình là dùng Hóa chất để hiện hình chứ màu vẫn là 4 màu CMYK nhé. Còn nhà in thì dùng mực để in lên hình cũng là 4 màu CMYK căn bản, 6 màu hay 12 màu là thêm các màu phụ bổ sung vào để giả lập tái tạo theo RGB cho giống thôi. Cả hai công nghệ điều phải in qua CMYK còn giả lập RGB thì 2 công nghệ điều xài được. Ưu điểm công nghệ của nhà in hơn lab là chỗ mực in chính hãng, còn LAB xài hóa chất hiện thuốc nên thuốc mới nước màu sẽ đẹp in càng nhiều thì màu sẽ xuống. và thế giới hiện ko xài công nghệ này vì để bảo vệ môi trường các bạn nhé

Hiện tại căn bản chỉ có 2 công nghệ được sử dụng tại VN cũng như Thếgiới: In màu gián tiếp kỹ thuậtsố (Digital Offset Color) và In màu trực tiếp kỹ thuật số
In màu gián tiếp là công nghệ như offsett sẽ in ra hạt trame, nhìn kỹ sẽ thấy hạt noise: vì thế nếu tone màu bạn giả film hoac thích add noise vào thì nên chọn loại này. Dòng này gọi là Photobook tạp chí. Với công nghệ này sẽ in được trên nhiều loại giấy khác nhau.

In màu trực tiếp là công nghệ thay cho LAB in ra sẽ căng nét hơn, vì in trên mặt giấy thuốc mực nước nên cảm giác màu căng, nét: thích hợp cho tone màu trong sáng, da trắng căng thì in nên chọn loại này. Dòng ptb này hay gọi là ptb trang liền , 5 lớp 12 màu.

Đó là cơ bản của 2 dòng máy, còn máy tên gì hiệu gì, giấy nhập hay giấy TQ, mực…. thì mỗi đơn vị khác nhau chứkhông giống các bạn nhé nên chất lượng cũng khác nhau, Phải in nhiều và lâu dài thì ta mới trải nghiệm được.

Tác giả Thien Nguyen

 

Bình luận