Con đường sự nghiệp của một lập trình viên

Đăng ngày 20-07-2018

Lập trình là nghề được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây và dự đoán sẽ là một trong những ngành đứng top về nhu cầu nhân sự và mức lương khủng. Với những thay đổi mạnh mẽ trong nền công nghệ 4.0, lập trình viên đang và sẽ là ngành được săn đón nhiều nhất. Vậy con đường sự nghiệp của một lập trình viên như thế nào?

con-duong-su-nghiep-cua-mot-lap-trinh-vien

Junior Developer

  • Là những người có từ 0-3 năm kinh nghiệm
  • Có thể viết các script đơn giản
  • Hiểu biết sơ bộ về toàn bộ một vòng đời ứng dụng
  • Hiểu biết sơ bộ về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng (queues, caching, v.v…)

Khi bạn vừa bắt tay vào nghề lập trình thì sẽ có những khó khăn nhất định để làm quen với môi trường công ty, phong cách làm việc và vô số thứ mới mẻ mỗi ngày. Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian để bạn chứng tỏ năng lực và tay nghề của mình đối với công ty  kèm theo đó là những nếm trải đầy sống động về cuộc sống của một lập trình viên thực thụ.

Senior Developer

  • Thường là những người có từ 4 -10+ năm kinh nghiệm
  • Có thể viết ra các ứng dụng phức tạp
  • Hiểu biết sâu sắc về toàn bộ vòng đời của ứng dụng
  • Hiểu biết sâu sắc về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng (queues, caching, v.v…)

Một lập trình viên senior là một vai trò điển hình cho những người thực sự giỏi trong việc xây dựng toàn bộ các ứng dụng ở quy mô lớn. Phần lớn sự nghiệp của một lập trình viên có thể với tư cách là một lập trình viên senior. Trong thực tế, nếu bạn ghét làm quản lý và bạn chỉ yêu thích việc viết code, thì bạn có thể là một lập trình viên senior trong suốt sự nghiệp của mình.

Vai trò này cũng có thể là một cách để nhảy đến một vị trí khác trong nấc thang sự nghiệp. Một khi bạn hiểu công nghệ đủ để trở thành một lập trình viên senior, thì bạn có thể đã có những bí quyết kỹ thuật để trở thành một technical founder hoặc CTO (Giám đốc công nghệ) của một startup.

Lead Developer hoặc Architect

  • Lead developer hoặc Architect thường là những người có 7-10+ năm kinh nghiệm
  • Có các kỹ năng cơ bản giống như một lập trình viên senior
  • Lead Developer: là vai trò chuyển tiếp vào một chức vụ quản lý cấp trung (Mid-Level Manager)
  • Architect: là một vai trò kỹ thuật thuần túy

Sau hơn 7+ năm lập trình, nếu bạn thấy mình không phù hợp với công việc quản lý, thì trở thành một architect là một cấp bậc cao nhất còn lại trên các nấc thang sự nghiệp kỹ thuật. Các architect đôi khi viết code, nhưng họ thường thiết kế các hệ thống phức tạp mà sẽ được thực hiện bởi các nhóm lập trình viên senior và junior. Công việc của một architect là sử dụng những kiến thức kỹ thuật của mình thu được sau nhiều năm kinh nghiệm (nghiêng về lập trình patterns và anti-patterns) để tạo ra cấu trúc cho một dự án phần mềm thành công.

Một lead developer là một lập trình viên senior mà những lập trình viên junior và senior khác tìm đến để được hướng dẫn và chỉ đạo. Mặc dù các lead developer thường không đảm nhiệm công việc tuyển dụng và sa thải các lập trình viên, nhưng họ làm rất nhiều công việc tương tự như các nhà quản lý. Họ phối hợp những công việc cần phải được thực hiện và là người ra quyết định về các vấn đề thực được thưc thi trong khi viết code.

Mid – Level Manager (Quản lý cấp trung)

  • Chức danh này thường bao gồm các từ như Manager hoặc Director (Developer Manager, * Product Manager hoặc Project Manager)
  • Là sếp (có thể thuê/sa thải) của các lập trình viên
  • Báo cáo công việc tới một Senior Leader

Vai trò điển hình của developer manager là để dàn xếp các nhu cầu của product manager và project manager với các thành viên của nhóm phát triển. Vai trò này đòi hỏi kỹ năng mềm rất lớn, tài năng để dàn xếp các xung đột. Công việc của developer manager không chỉ là để tuyển dụng, mà có thể là sa thải các lập trình viên khi cần thiết.

Senior Leader (Quản lý cấp cao)

  • VP, CTO hoặc CEO
  • Là sếp (có thể thuê/sa thải) các quản lý cấp trung
  • Báo cáo công việc tới một Senior Leader khác hoặc tới Ban giám đốc

Sự khác biệt rõ ràng giữa một nhà quản lý cấp trung (mid-level manager) và một lãnh đạo cấp cao (senior leader) đó là các senior leader phụ trách các mid-level manager. Tuy nhiên, các manager thường không cần phải quản lý. Họ cần phải được dẫn dắt. Các mid-level manager cần biết định hướng cấp cao mà họ cần phải đi theo, chứ không phải là chỉ hướng đi chi tiết.

Công việc của một senior leader là đưa ra những quyết định cấp cao và truyền cảm hứng cho lực lượng lao động của họ đi cùng với những quyết định đó, và tin vào sứ mệnh đó.

Cơ hội cho các lập trình viên rất phong phú và nhu cầu nhân sự ngành này cũng luôn ở mức báo động bởi sự khan hiếm nhân lực trầm trọng. Đến với ngành lập trình viên bạn sẽ có cơ hội onsite hoặc định cư tại nước ngoài: Mỹ, Nhật Bản, các nước Anh quốc,…

Theo học lập trình tại trường đào tạo Cao đẳng CNTT chuyên nghiệp để được hỗ trợ việc làm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Hotline: 02363 888 279

Bình luận