Cách chữa cháy cho một thiết kế “không đẹp”
Đăng ngày 06-06-2018
Một thiết kế “không đẹp” có thể rơi vào nhiều vấn đề như: thiếu hình ảnh, hỗn tạp, không có một phong cách riêng, kiểu chữ không ăn nhập phong cách,…..và nếu bạn đã từng gặp phải vấn đề trên thì liệu pháp nào để cứu cánh cho bạn ngay và luôn?
Bước 1: Typography
Đôi khi vì bạn quá chú tâm vào màu sắc chủ đạo và muốn mọi thứ trở nên thật nổi bật theo đó là font chữ rườm rà sẽ khiến bạn gặp rắc rối với chính thiết kế của mình.Giải pháp là bù đắp cho thiết kế các chi tiết khác tốt hơn về mặt thị giác nhưng vẫn giữ được một cảm quan tương tự như thiết kế trước, ngay cả khi bạn sử dụng phông chữ khác nhau và đôi khi là khác hoàn toàn (bởi lẽ khi sửa một thiết kế có sẵn bạn nên chú ý rằng mọi thiết kế đó đều đã thiết lập một chủ đề thiết kế chính trước đó và hãy tránh có những bước thay đổi khiến chúng trở nên quá xa lạ và khác biệt quá nhiều so với thiết kế ban đầu-điều đó có nghĩa là bạn đang làm mới chứ không phải sửa chữa nữa).
Sử dụng những font chữ có sẵn và đã được sử dụng cho chính doanh nghiệp hoặc khách hàng đó. Áp dụng nhiều font chữ đa dạng trong cùng một hệ font để tạo ra sự liên kết và khiến người xem thấy được những dụng ý thiết kế thực sự chứ không phải chỉ đơn thuần là một thiết kế đơn giản và không có chủ ý sáng tạo.
Loại bỏ những nét thừa, chi tiết quá lộn xộn như: dấu gạch nối, đường viền hay đơn giản là căn chỉnh lại cho các chữ cho đúng hàng đúng lối.
Bước 2. Thêm những khoảng trắng
Thêm những khoảng không gian màu trắng có thể giúp loại bỏ cảm giác lộn xộn, giải phóng tầm nhìn và người xem thoải mái mà không gây cảm rối mắt về mặt thị giác. Có thể có ít hoặc nhiều khoảng trống chứ không phải là không có khoảng trống.
Phần nào của thiết kế cần những không gian trống?
– Bạn có thể bắt đầu với việc loại bỏ những vector thừa hay lỗi trong các mảng hình, chẳng hạn như các biểu tượng dễ thương hoặc các phần văn bản không liên quan đến các thông điệp chính.
– Thay đổi kích thước hoặc cắt hình ảnh nếu có thể.
– Hãy suy nghĩ về kích thước và quy mô tổng thể về chiều dài và rộng của các cụm văn bản hoặc hãy giảm quy mô của chúng xuống nếu được.
Bạn sẽ làm gì với những không gian trống mới được tạo?
– Thêm nhiều chỗ trống xung quanh các cạnh của thiết kế giúp thiết sáng sủa và tối giản hơn.
– Tăng khoảng cách giữa các yếu tố thiết kế.
– Tăng khoảng cách cho phần đầu văn bản hoặc không gian giữa các cụm văn bản.
Bước 3. Loại bỏ những bức ảnh xấu
Phong cách hình ảnh đơn giản với màu sắc vui nhộn sẽ có tác dụng nhấn mạnh tốt hơn cho thiết kế . Bạn cũng có thể có thể sử dụng các hình ảnh đa dạng khác nhau hay những ảnh chất lượng mà bạn có sẵn.
Bạn nên loại bỏ những hình ảnh xấu, kém chất lượng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thiết kế của bạn.
Tóm lại, loại bỏ thiết kế dư thừa, đơn giản là phương châm và loại bỏ ảnh kém chất lượng là điều quan trọng mà bạn cân chú ý.
Bước 4. Đặt trên một khung lưới
Một tấm lưới có thể giải quyết rất nhiều những vấn đề khó khăn, và giúp tạo ra sự liền mạch và hài hòa giữa các yếu tố trên sản phẩm.
Đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ, chẳng hạn như thẻ kinh doanh, giấy dán tường thì hãy bắt đầu với lưới 3×3 (quy tắc 1/3). Với không gian nhỏ và vài yếu tố đơn giản, điều này có thể là đủ để tạo ra các vị trí hài hòa trong thiết kế.
Đối với các dự án lớn hơn dạng lưới cột có thể là giải pháp hữu ích. Sử dụng các cột cách đều nhau và giúp tạo ra một vị trí hợp lý và liền mạch cho văn bản giúp bạn có thể điều chỉnh kích thước các yếu tố hình ảnh trong cùng một khuôn mẫu.
Với các dự án đòi hỏi khoảng cách ngang và dọc trong thiết kế, thì lưới vuông lại là một lựa chọn cần thiết. Sử dụng lưới vuông có thể giúp tạo ra sự hài hòa phần di chuyển các trang trong một trang web. Sử dụng nó như lưới cột để hỗ trợ trong việc bố trí các phần khác nhau và khoảng cách giữa các yếu tố thiết kế.
Bước 5. Hợp lý hóa các Palette Color
Bạn chỉ nên sử dụng 2-3 màu sắc chủ đạo cho sản phẩm thiết kế của bạn, việc sử dụng nhiều màu sắc sẽ tạo ra sự lộn xộn và diêm dúa.
Hãy xem xét một tông màu thứ ba để làm nổi bật phần văn bản. Đen với trắng hay phố lại nhiều màu sắc trung tính cũng tạo nên yếu tố hiện đại và ấn tượng. (Điều này đặc biệt tốt trong các dự án mà bạn không có quá nhiều hình ảnh để làm việc)
Bước 6. Loại bỏ các yếu tố gây lừa mắt
Đây là điều tối quan trọng, loại bỏ chi tiết thừa, gây rối mắt là điều quan trọng và giúp người xem cảm nhận được ý đồ mà nội dung mà bạn truyền đạt.
Hãy giữ cho thiết kế thật đơn giản. Đó thực sự là một trong những lời khuyên thiết kế tốt nhất mà bạn từng nhận được.
Bước 7. Hãy chân thành
Khi đến bước này thì chắc chắn bạn đã nghĩ ra tất cả những gì mình có thể làm để sửa chữa cho dự án này, hãy xác định rõ những gì cần thiết nếu nó thực sự có thể cứu vãn và hãy làm hết sức có thể.
Sau đó, hãy giao tiếp và trao đổi một cách trung thực. Đôi khi thời gian và chi phí không phải là những giá trị thực sự trong lúc này. Đôi khi bạn có thể bắt đầu lại từ đầu và làm nó nhanh hơn so với cố gắng để sửa chữa cho một thứ gì đó.
Bước 8. Kết luận
Sửa chữ hay thiết kế lại không phải là một nhiệm vụ mà hầu hết các nhà thiết kế đều sẽ nhảy vào làm.
Tốt nhất việc dọn dẹp lại thiết kế nên ít thời gian hơn so với việc bắt đầu một dự án, nếu không thì bạn nên bắt đầu lại từ đầu. Khi sửa chữa một thiết kế xấu, hãy chú ý giữ cho chúng trở nên đơn giản, có thể phù hợp hơn với các hiệu ứng thiết kế, và hãy làm việc thật tập trung để đảm bảo sản phẩm cuối cùng là gọn gàng, sạch sẽ và dễ đọc.